KỂ CHUYỆN VỀ GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT, TẬP THỂ TỐT, THỰC HIỆN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NĂM 2020
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi đến BTC, BGK, các cổ động viên lời chúc sức khỏe , hạnh phúc và thành đạt.
Phần thi kể chuyện của tôi xin được phép bất đầu.
Hồ Chí Minh, ba tiếng ấy sao mà thiêng liêng quá! Hồ Chí Minh là một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và đồng thời người là tấm gương đạo đức cao cả. Cho nên, ai trong mỗi chúng ta cũng có thể học tập và làm theo người để trở thành người cán bộ, người Đảng viên tốt, và hơn hết là người công dân tốt có ích cho xã hội.
Trong thời buổi hiện nay việc tiếp tục đẩy mạnh ” Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đó là một việc làm vô cùng đúng đắn và ý nghĩa. Và đến với hội thi kể chuyện gương người tốt, việc tốt, tập thể tốt thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho phép tôi được nói về Bà Phạm Thị Ngọc Ngon, ngụ ấp Long Sơn, Xã Thông Bình, Huyện Tân Hồng, Đồng Tháp, người cụ chiến binh đã tham gia quyên góp làm từ thiện và có tấm lòng bác ái, thương người.
Bà Phạm Thị Ngọc Ngon là một người luôn đề cao chữ “tâm” cùng với chữ “thiện”. Những việc làm xuất phát từ chữ tâm, bà không nghĩ mình giúp cho người mà mong người trả ân, mà bà luôn suy nghĩ bất kể là ai cho đi dù là ít, nhưng sẽ được mãi mãi. Đó là những gì ngày lại ngày qua khi bà biết có những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh là bà tìm đến thực hiện chữ “tâm”ở đó. Hiện bà đang là cụ chiến binh của phân hội 4, ấp Long Sơn.
Bà sinh năm 1952 đã từng là hộ sinh ở trạm xá xã Tân Hộ Cơ trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968 và là một đoàn viên ưu tú. Tuy chiến tranh đã qua hơn 50 năm nhưng bà Phạm Thị Ngọc Ngon vẫn luôn mang trong mình trái tim nhiệt huyết, tích cực tham gia công tác xã hội, làm từ thiện, mang lại nguồn vui cho những người còn khó khăn trong cuộc sống.
Kể về thời chiến tranh từ 1975 bà tiếp quản hội phụ nữ xã Tân Hộ Cơ kim ban chấp hành xã đoàn, chuyên môn bên ngành y và hậu thuẩn cho các chiến sĩ cách mạng. Bà đã từng nuôi quân, nấu cơm, giặc giủ,.. cho các anh bộ đội an tâm chiến đấu, khi các anh bị thương bà là người chăm sóc vết thương, thay băng và lo thuốc men.
Đến năm 1976 bà kết hôn với ông Đào Ngọc Ẩn người chiến sĩ có nhiều công tình với cách mạng. Bà sinh được 3 người con. Khi bà sanh người con thứ 3, chồng bà đi Liên Xô học đến 3 năm. Và trong 3 năm đó 1 mình bà phải nuôi dưỡng , chăm sóc 3 người con. Bà vừa làm cha vừa làm mẹ vừa sản xuất lúa và công tác tại địa phương, đảm đan nuôi con và người mẹ già yếu chờ ngày chồng quay trở về. Bà đã đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh. Hiện 3 người con của bà điều đã thành đạt và giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Hiện tại chồng bà đã mất, bà sống cùng người con út. Sau hơn 50 năm bươn trải, hiện bà đã có một gia đình khá giã, sung túc, các con của bà đều đã lập gia đình và thành công trong sự nghiệp. Mặc dù vậy bà và gia đình luôn dành thời gian và tiền bạc cho những hoạt động xã hội từ thiện.
Bà là mạnh thường quân của hội chữ thập đỏ xã Thông Bình, bà đã đống góp mua xe chữ thập đỏ, đóng góp tiền mua trống, mua gạo,.. để giúp đỡ những người dân nghèo khổ.
Nhiều năm qua, cứ vào Tết trung thu hay vào dịp sinh nhật của bà, bà thường hay phát quà cho các em nhỏ. Bà và những người thân trong gia đình duy trì đều đặn việc tổ chức trao gạo, mì … từ thiện. Số tiền để có những phần quà trên không hẳn là lớn nhưng đem lại cái ấm lòng cho những người, những gia đình đang gặp khó khăn.
Chia sẻ về việc làm này, cựu chiến binh Phạm Thị Ngọc Ngon cho biết: Qua những phần quà từ thiện, những gia đình gặp khó khăn sẽ nhận được thêm cả tấm lòng bao dung, đồng cảm của cộng đồng đối với những khó khăn mà họ đang gặp phải. Gia đình bà và bà luôn là địa chỉ từ thiện mỗi khi cần.
Lũ lớn năm 2000, 2001 kéo về gây biết bao khó khăn cho người dân ở xã Thông Bình và trong 2 năm đó bà đã nhường chổ ở của mình để giữ trẻ trong mùa nước lũ. Sẽ khó khăn đấy nhưng bà đã không ngại ngần vì đã giúp cho các em nhỏ có nơi học an toàn, ba mẹ các em sẽ an tâm làm việc. Nghĩ đến điều đó bà sẳn lòng nhường chổ ở của mình cho các em.
Hiện tại bà là người bị nhiểm chất độc màu da cam, chất độc hóa học trong chiến tranh gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Mặc dù vậy bà vẩn giữ tin thần lạc quan, vui vẻ chiến đấu với bệnh tật và luôn có tấm lòng bác ái, yêu thương giúp đỡ mọi người. Không những vậy, hàng ngày mỗi khi tổ chức, cá nhân kêu gọi vận động từ thiện thì bà luôn ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần, bà trực tiếp đóng góp và kêu gọi hỗ trợ, tặng học bổng cho hàng chục cháu nhỏ đang sinh sống tại đây. Cùng với đó, cựu chiến binh Phạm Thị Ngọc Ngon và gia đình thường xuyên ủng hộ các hoạt động từ thiện xã hội của địa phương như tặng học bổng, đồ dùng học tập cho học sinh, hỗ trợ người nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, những nơi gặp thiên tai.
Khiêm nhường khi nói về những hoạt động từ thiện của mình, bà cho rằng, những gì bà và gia đình đã làm còn rất nhỏ bé, tất cả là công lao của những bạn bè, người hảo tâm trong các nhóm làm từ thiện của bà.
Hiện tại cựu chiến binh Phạm Thị Ngọc Ngon là một trong những thành viên năng nổ của Hội Cựu chiến binh xã Thông Bình, huyện Tân Hồng. “Những việc làm tích cực của bà trong công tác Hội không chỉ có giá trị về vật chất mà còn mang tính lan tỏa, góp phần nêu cao hình ảnh cao đẹp của người lính Cụ Hồ sau trong thời bình”.
Khi nói về cựu chiến binh dũng cảm, kiên cường, giỏi giang trong việc nước lẩn việc nhà không thể không nhắc đến bà Phạm Thị Ngọc Ngon. Bà là một tấm gương sáng, bản lĩnh, nhiệt quyết, giỏi giang và cũng giàu đức hi sinh vì gia đình, vì con cái. Bà bình dị, khiêm tốn, gần gũi nhưng vĩ đại, cái vĩ đại của một thế hệ đi trước đáng để chúng ta học hỏi.
Bà tâm sự: “Dường như cuộc đời tôi gắn với vùng đất biên giới Tân Hồng. Tôi sinh ra ở mảnh đất Tân Hồng vào thời chiến tranh loạn lạc, trãi qua biết bao thăng trầm trong cuộc sống tôi lại sinh sống ngay trên mãnh đất này. Chính vì vậy, tâm nguyện lớn và cũng là công việc tôi đang nỗ lực thực hiện đó là cùng tất cả các tấm lòng hảo tâm cùng tôi làm công tác thiện nguyện, giúp vùng quê Tân Hồng ngày một phát triển, để vùng đất Tân Hồng là vùng đất tình người. Cựu chiến binh Phạm Thị Ngọc Ngon tâm sự.
Tuy tuổi đã cao, nhưng bà vẫn tham gia tích cực các hoạt động của địa phương phát động. Hiện tại bà là thành viên hội Người cao tuổi. Gia đình bà nhiều năm liền đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, rất nhiều năm bà và gia đình được địa phương trao tặng bằng khen, giấy khen, giấy cảm tạ trong công tác từ thiện. Bà Phạm Thị Ngọc Ngon thực sự là tấm gương sáng về hình ảnh người phụ nữ kiên cường thời chiến nói chung và trong công tác nhân đạo từ thiện nói riêng rất xứng đáng được biểu dương.
Qua tấm gương sáng của bà Phạm Thị Ngọc Ngon, bản thân tôi đã rút ra được nhiều bài học quý giá, và tự nhủ bản thân mình phải luôn cố gắng nỗ lực, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, luôn luôn học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên không ngại khó khăn. Luôn tập cho mình lối sống giản dị, yêu thương, hòa đồng với mọi người. Cố gắng hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được đơn vị và cấp trên giao. Và thực hiện đúng theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu .
Phần dự thi của tôi đến đây là kết thúc một lần nữa xin kính chúc ban tổ chức, ban giám khảo, lời chúc sức khỏe, chúc hội thi kể chuyện gương người tốt, việc tốt, tập thể tốt về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng kính chào!