TRƯỜNG MẦM NON THÔNG BÌNH
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Hiện nay dịch đau mắt đỏ đang bùng phát rộng đến các cơ quan, công sở và trường học,… Nếu không biết cách chăm sóc, phòng và triều trị thì bệnh đau mắt đỏ có thể dẫn đến viêm giác mạc, giảm thị lực lâu dài, ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và làm việc. Để chủ động trong việc phòng chống bênh đau mắt đỏ. Trường mầm Non Thông triển khai tới toàn thể các cô giáo, CBVC và các bật phụ huynh của trường các dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ như sau:
Để hiểu thêm về bệnh sau đây là một số thông tin về bệnh đau mắt đỏ:
- Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
- Nguyên nhân:
Đau mắt đỏ có 65%-90% nguyên nhân là do virus.
Bệnh rất dễ trở thành dịch và khả năng lây lan do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua nhiều đường như hô hấp, nước bọt, qua tay, qua cầm nắm chạm vào những đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như mắt kính, khăn mặt, chậu rửa mặt
Thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan nhành và nhiều. Bệnh đau mắt đỏ không lây khi nhìn nhau.
- Bệnh có thể lây lan bằng cách nào?
Lây qua vật dụng sinh hoạt:
– Dùng chăn hoặc chậu rửa mặt chung
– Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác
– Lây qua môi trường bể bơi, không khí
– Lây qua vật trung gian là ruồi/ nhặng
– Lây qua đường nước bọt.
– Lây qua đường hơ thở.
Lưu ý: Bệnh không lây qua việc nhìn vào mắt bệnh nhân, vì vậy việc đeo kính chỉ giúp người bệnh bớt chói mắt, bụi bặm và khó chịu chứ không ngăn chặn được sự lây lan như dân gian thường quan niệm trước đây.
- Triệu chứng:
– Đỏ mắt, ngứa rát cộm mắt.
– Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt.
– Chảy nước mắt, nhiều gỉ mắt bẩn, dỉ bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy.
– Khó nhìn nhưng thị lực không giảm.
– Đỏ mắt, vùng mi mắt hơi sưng nề.
– Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch ở tai, dưới hàm gây đau, họng đỏ, amidal sưng to. ( hay gặp ở trẻ em),
- Diễn biến
– Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.
– Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc
– Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.
– Viêm kết mạc trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo…sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm;
– Bệnh thường bắt đầu một mắt sau đó lây sang mắt thứ 2 trong vòng vài ngày.
- Cách phòng bệnh và điều trị bệnh:
– Cách phòng bệnh
– Luôn vệ sinh sạch sẽ nhất là hai bàn tay.
– Khi đi ra ngoài nên đeo kính để hạn chế gió, bụi.
– Tra nước muối sinh lý để rửa mắt nhất là đối với gia đình có người thân bị bệnh.
– Phải tiến hành cách ly người bệnh: dùng riêng khăn, chậu rửa, mùi soa, kính mắt, thìa bát, vỏ gối, đeo khẩu trang khi nói chuyện và hạn chế đến nơi đông người…
– Tập trung điều trị hợp lý và tích cực cho người bệnh đến khi khỏi hẳn, nên nghỉ ngơi tại nhà từ 5-7 ngày để bệnh nhân mau phục hồi và tránh lây bệnh trong cộng đồng.
– Sau khi chăm sóc cho bệnh nhân phải rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính của mình bằng xà phòng tránh tái nhiễm lại.
Cách điều trị bệnh
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
– Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
– Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
– Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
– Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
– Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
– Trong trường hợp tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng có thể gây mù mắt như loét giác mạc, glôcôm….
– Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.
Nhằm chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ phát triển thành dịch và để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Trường mầm non Thông Bình tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức tuyên truyền như trên Zalo, Facebook thông qua các trang mạng của trường,….
Người viết bài: Tiêu Thị Ngọc Diễm